
[English – Tiếng Việt]
These are not stories about getting lost in the exquisite temples of Yangon, boating around the charming Inle Lake, or watching the sunset over Bagan. As my friend Jasper and I rode a scooter around Myanmar for two weeks, not only did we see superb landscapes, we also had no idea that our hearts would be touched many times by the beautiful people here. I’m sharing with you three stories of how I crashed at a random stranger’s house in a middle of nowhere, drank beer with the police and learned how to plant rice.
#1: The rain poured heavily poking through our thin cheaply-made raincoats, hurt our faces and numbed our hands. The sky quickly fell dark and we still hadn’t reached Loikaw, which is the capital of Kayah state and where we wanted to visit the long-necked tribe, as planned. In fact, we were still riding on the winding rocky back road. My maps.me said we were only 20km away from Loikaw but it was too dangerous to drive on. Therefore, we pulled over a random house hoping they would have some space for us to crash the night or at least until the rain would hail. It was a basic wooden house with no front door other than a piece of fabric as curtain.
Upon entering, I paused for a good minute as there was a group of men with… guns around. Turned out that the host and his friends were part of a military group, but the complete background story remains unknown due to language barrier. However, the family of six (husband, wife and four kids) who were the owner of the house took us in, provided shelter and fed us amazing home-cooked food. They had one electricity light bulb for the whole house and barely any furniture. Yet, they treated us with nothing but extreme kindness and did everything for us to have a comfortable stay. With them knowing a few English words and us using a deficient Burmese app, we managed to have some simple conversation. They also gave us their longyis (Burmese traditional skirts for both men & women) to replace our wet clothes and insisted us to keep them as presents. They didn’t take our compensate money either. The father, Mr. Saw Aye Shwe, also wrote down their address and phone number. In case we needed, we could always return to their place, he said. It’s incredible to see how much people give even when they have so little.
The next morning I forgot my jacket behind, they chased us on a scooter to give it back. I teared up. As soon as we reached Loikaw, we bought them new fabrics and baby clothes and sent everything via post. That was the least we could do.

Not sure how we had only bottled water on the table but you can tell from the glass color what we were really drinking 😉
#2: Lawfully speaking, tourists are only allowed to stay at registered hotels. Not only foreigners but the local people who host without permission could get into trouble. Thank goodness the Saw Aye Shwe family lived in the back of the mountain where no other tourists would pass by nor did people care about tourist restriction. However, we didn’t always end up lucky like that. One evening on our way to Nay Pyi Taw, we were wandering in this small town and trying to find accommodation. Unfortunately the nearest hotel is 30km away and it was again pouring outside. We tried to ask around if anybody would be willing to host us but the people here knew the rules so they politely rejected us. Instead, they called the local police over. At first we were confused not knowing what troubles we got ourselves into. After writing down our names and passport numbers, they offered to take us on their police van to a hotel located in a nearby town. Four officers accompanied us. They pulled up all the chairs, stuffed our scooter inside and sat on the floor with us. The clock already struck 11pm. We made a stop at a local restaurant on our way and the friendly policemen asked if we wanted a beer. One beer turned into a few more (yes they drank and drove). They ordered some local specialty for us to munch on. Some of them spoke decent English and we had a great fun night chatting. At the end they didn’t let us pay a dime!
It had past 1am when we finally reached the other town. All the hotels were closed but they policemen woke them up, helped us check out a few places before arranged us with the cheapest option. They drove back and didn’t forget to first add us on Facebook.
#3: Born and raised in a country that has long been among world’s top rice exporters, I, however, had never known how to plant a rice until my trip to Myanmar. The moment we spotted a group of ladies working on the field, we stopped our scooter and asked if they would let us help or more like teach us how, of course all in sign language. After a few minutes of confusion, they agreed to demonstrate how to sow new rice. They also showed us how to measure the fields, the number of rows that could be sown, how to keep each row straight and uniformed from just estimating.
As first timers, we were of course super clumsy and slow but the kind ladies just laughed it off. They seemed to be happy and somewhat entertained that we rolled up our sleeves to get muddy with them. Their faces were covered in sweat and their cheeks blushed from the sun but never stopped beaming with genuine smiles. Their laugher still rings in my head every time I think of this special morning.
♥3 lần phải lòng Miến Điện
Không phải chuyện lượn quanh những ngôi đền tráng lệ ở Yangon, đi tàu dọc hồ Inle hay ngắm hoàng hôn bao trùm Bagan ra sao. Trong chuyến “phượt” xe máy hai tuần vòng quanh Myanmar, bạn Jasper và mình không chỉ khám phá bao nhiêu là cảnh đẹp, mà còn được con người ở đây làm trái tim mình rung động rất nhiều lần. Xin chia sẻ với các bạn ba câu chuyện về tá túc đại nhà một người dân, uống bia với cảnh sát và học trồng lúa.
#1: Mưa nặng hạt như muốn xuyên thủng cái áo mưa rẻ tiền mỏng dính của mình, làm rát cả mặt và hay tay lạnh tê. Trời sập tối nhanh quá mà hai đứa mình vẫn chưa đến được Loikaw, thủ phủ của bang Kayah là nơi mình muốn đi để thăm bộ lạc cổ dài, như dự kiến. Thực tế thì bọn mình vẫn đang lần mò trên con đường sau núi ngoằn ngoèo đầy sỏi đá. Bản đồ maps.me của mình báo chỉ còn cách Loikaw 20 cây số nhưng nếu tiếp tục lái xe trong điều kiện thế này thì quá nguy hiểm. Vậy nên tụi mình dừng xe đại ở một ngôi nhà nọ, hy vọng họ có thể cho mình trú thân qua đêm hoặc ít nhất tới khi trời bớt mưa. Căn nhà gỗ khá cơ bản, đến cửa chính cũng không có ngoại trừ một miếng vải làm màn chắn.
Lúc vừa bước vào, mình có phút ngỡ ngàng vì thấy một nhóm đàn ông với… súng ống. Hoá ra anh chủ nhà và mấy người bạn thuộc nhóm quân đội vũ trang nào đấy, nhưng chi tiết câu chuyện ra sao mình không rõ vì không hiểu tiếng Myanmar. Gia đình sáu người (hai vợ chồng và bốn đứa con) tiếp đón mình rất nồng hậu, cho mình ngủ nhờ lại còn nấu cơm rất ngon cho ăn. Cả nhà chỉ có một bóng đèn điện và không có mấy vật dụng gia đình khác. Song họ đối đãi với bọn mình rất tử tế và làm mọi cách để mình ở thật thoải mái. Họ biết một số ít từ vựng tiếng Anh và mình có một cái app tiếng Myanmar “cùi bắp” mà đủ để hai bên giao tiếp đơn giản. Gia đình còn cho mình longyi (váy truyền thống Myanamar cho cả nam và nữ) để thế quần áo ước rồi tặng luôn thành quà. Mà họ cũng nhất quyết không nhận tiền của bọn mình. Anh chủ nhà, Saw Aye Shwe, viết địa chỉ nhà và số điện thoại gia đình anh vào sổ tay của mình. Anh nói khi nào cần bọn mình luôn có thể quay lại. Con người dù có thật ít nhưng vẫn có thể cho thật nhiều.
Sáng hôm sau mình để quên cái áo khoác, họ phóng xe máy theo để trả lại. Mình ứa nước mắt. Lúc vừa đến Loikaw, mình tìm mua ngay vải mới và quần áo trẻ con để gửi cho gia đình qua đường bưu điện. Là điều tối thiểu bọn mình có thể làm.
#2: Theo luật thì du khách đến Myanmar chỉ có thể ở khách sạn có đăng ký hợp pháp. Không chỉ người nước ngoài mà người dân địa phương cho người lạ tá túc mà không xin phép cũng có thể gặp rắc rối. May sao mình nương nhờ nhà Saw Aye Shwe ở phía sau đồi, không có du khách ghé qua mà người dân cũng chẳng màng đến chuyện cấm kỵ này nọ. Tuy nhiên không phải lúc nào bọn mình cũng hên như vậy. Một buổi tối trên đường đi Nay Pyi Taw, bọn mình lòng vòng ở một thị trấn nhỏ tìm chỗ ngủ qua đêm. Khách sạn gần nhất thì cách những 30 cây số trong khi ngoài trời mưa xối xả. Bọn mình hỏi mọi người xem có ai sẵn lòng giúp đỡ bọn mình không nhưng có vẻ người dân ở đây biết rõ luật nên tất thảy đều lịch sự từ chối. Thay vào đó họ gọi cảnh sát địa phương đến. Ban đầu bọn mình cũng hơi thắc mắc không biết lại gặp phải vấn đề gì đây. Sau khi lưu lại tên và số hộ chiếu của bọn mình, các viên cảnh sát cho biết có nhã ý “đèo” bọn mình đi tìm khách sạn ở trị trấn lân cận. Vậy là bốn viên cảnh sát hộ tống bọn mình. Họ xếp lại ghế trên xe van, nhét xe máy của bọn mình vào và ngồi bệt xuống sàn. Đồng hồ lúc này đã điểm 11h đêm. Trên đường cả đoàn nghỉ chân ở một nhà hàng nhỏ ven đường và các viên cảnh sát mời bọn mình uống bia. Một chai thành ra vài chai (ừ các chú nhậu xong vẫn lái xe đấy). Còn gọi nhiều món đặc sản địa phương cho bọn mình ăn nữa cơ. Một vài viên cảnh sát biết tiếng Anh khá nên mọi người nói chuyện rôm rả cả đêm. Xong xuôi vẫn không cho hai đứa mình trả một xu nào.
Lúc đến được thị trấn bên kia cũng đã hơn một giờ sáng. Có mấy cái nhà nghỉ đều đã đóng cửa nhưng các chú cảnh sát đập cửa gọi dậy hết, nói chuyện với hai ba chỗ rồi mới sắp xếp bọn mình vào chỗ giá rẻ nhất. Họ lái xe về lại thị trấn kia trong đêm và không quên “kết bạn” với bọn mình trên Facebook.
#3: Tuy sinh trưởng ở một đất nước được xếp vào tốp các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, mình chưa bao giờ biết trồng lúa cho đến khi đi Myanmar. Thấy thấp thoáng một nhóm nữ nông dân đang làm việc trên đồng, mình dừng xe máy và hỏi các chị xem có cho bọn mình giúp được không, đúng hơn là có dạy bọn mình trồng lúa nước được không, tất nhiên mọi giao tiếp đều thông qua ngôn ngữ tay chân. Sau vài phút bối rối, các chị cũng đồng ý hướng dẫn mình cách gieo lúa non lên ruộng. Họ còn chỉ mình làm sao để đo các mẫu ruộng, gieo bao nhiêu hàng một mẫu rồi làm cách nào để nhắm chừng thôi mà các hàng đều tăm tắp không lệch lạc.
Vì là tay ngang lần đầu “chân lấm tay bùn” nên bọn mình vô cùng lóng ngóng và chậm chạp nhưng các chị chỉ cười trừ. Thậm chí là có vẻ hài lòng và thích thú vì bọn mình dám xắn tay áo lên để lăn xả trong bùn với các chị. Mồ hôi nhễ nhại và hai má đỏ ửng vì nắng nóng nhưng gương mặt các chị vẫn rạng rỡ những nụ cười chân thành. Đến giờ mỗi khi nghĩ lại mình vẫn nhớ như in tiếng cười giòn tan của buổi sáng đặc biệt ấy.
[…] That one time the Burmese police bought me beer […]