
[Kéo xuống để đọc tiếng Việt]
You did what in Nepal? Not visiting the famous Pokhara, not trekking the Himalayas, I signed up for a yoga retreat and had an absolutely amazing time.
*This post is dedicated to the wonderful people I’ve met during my one short week here: Bhaktar & Ramita Maharjan, grandpa, grandma and baby Maharjan, Madan & Kylie Thakuri, the Ramtel family and the Khanal family.*
One year after the destructive earthquake in 2015, Nepal is still slowly recovering: demolished buildings are moderately being rebuilt, and families still cramp in small tents & tin-roofed shacks. Nepali people may lack many things: clean water, electricity, gas, etc. But they never lack positivity. “It must be hard for a family of six to squeeze in a small temporary tent with other families during the summer months,” I said. “It was difficult but as long as we have each other,” one claimed. And definitely never lack of kindness. Nepal is where people give more even when they have less and where it’s crowded outside but you feel peace inside.
FIRST IMPRESSION: I arrived at Tribhuwan International airport of the capital Kathmandu at 11pm local time and paid $25 for a two-week visa (A single-entry visa valid for 15/30/90 days costs US$25/40/100). The whole immigration process was rather simple. It’s one of the smallest airports I’ve ever been to. Buttt the moment I stepped outside I could already feel a great flow of positive energy.
I took a taxi to Thamel – the tourist district – just to spend the night. A random tour guide, Madan (Khanal) escorted me (he might have split the cost with the taxi driver). We planned to watch the Euro Cup match Germany vs Italy at 12:45am. The plan to find a place with a big screen didn’t seem to work out as there was not much places with electricity (!). We ended up going to his brother’s and sister-in-law’s house to watch the game from a tiny screen. The place is quite small for a family of two kids to cram in. The poor kids were sleeping soundly when we were loudly watching the game. There were small cockroaches crawling around but they seem friendly enough and no one really paid attention.
Since Madan and his brothers all work in tourism, they speak a few different languages and we had fun speaking in English, Chinese, and Spanish together. I also learned my first few words of Nepali from them. They fed me rice with chicken curry. Of course I tried to eat with my right hand like the locals but failed miserably. The game was disrupted due to a blackout. By the time it was back, Germany was leading 1:0. We got to see Italy’s penalty goal to bring the game back to even 1:1. What a random but fun first night with not much of sleep.
YOGA RETREAT: The yoga house is situated in the middle of nowhere and if you try to get there by yourself, guaranteed you’d be lost especially with heavy the rain of the monsoon season when I got there. However, I was never bothered by the rain or by how isolated it was. I knew what I signed myself up for. But little did I know I’ll be doing a completely new concept of yoga and be undergoing a life changing experience!
The name of the seven-day detoxification yoga is Shankhaprakshalana (shankha means “conch” which refers to the spiral intestines and prakshalana is to cleanse). The concept is to prepare your body to push out all the yucky stuff from inside. I found the program on www.bookyogaretreats.com. See link here for full details of the program. The all-included package kept you worry-less about accommodation & meals. I didn’t spend an extra dime the whole entire week. I simply didn’t need anything.
Here I met three wonderful instructors: Bhakta, Madan (Thakuri), and Kylie who are still young but conscious and passionate about yoga. They helped open my senses to practice and feel the true meaning of yoga. They’d taught me that asana (doing poses) is just a part of yoga. Everyone can practice asanas but that doesn’t make everyone a yogi. I regularly hear how people are discouraged because they cannot do certain poses and too often see other people try to showoff their bodies at yoga studios. The physical aspect of yoga can provide you the flexibility but that’s not what yoga is about. Yoga should be a practice of not only body, but inner energy and mind and so much more.
Since it was the monsoon season (July), the yoga was supposed to be closed but they still took me in and showered me with love. I ended up being the only student at the time. It allowed me to have some valuable one-on-one sessions with the instructors. Their words of wisdom and perspectives on life still ring in my head. I stayed technology-free for the entire time, no phone or computer, just camera from time to time. It felt great.
It might seem boring or wasteful to some of you but to me to was everything I needed. I learned new breathing techniques and meditation methods that I didn’t know. I breathed slowly & thoroughly and lived each second fully. All the things that were escalating the stress in my head not long ago didn’t seem too troublesome anymore when I took time to reflect and appreciate. Everyday I tried to write something to keep track with what I’d learned. It turned out to be impossible to organize things in words because I was observing indescribable changes from within.
A BIT OF TOURISTY ACTIVITIES: I went to the Monkey Temple Swayambhu, it’s a nice Buddhist temple. And as the name suggests, there were a lot of monkeys. The local “bus” to get there wasn’t so pleasant but I shouldn’t be complaining since it was super cheap. The sun was shining as hard as it could as I walked up to the top but the beautiful view of the city from above was totally worth it.
Many temples at Patan Dubar Square got destroyed after the earthquake but the place is still magical to be. It’s a must go.
Pashupatinath Holy Hindu is very unique. It was extra exciting because I got to step inside the temple even though it’s restricted to foreigners. I just looked too local! Grandpa Maharjan and Saroj made sure I wouldn’t get bursted. There were two funerals happening at the time we were there.
Boudhanath was under construction when I visited. Rooftop cafes and restaurants are worth checking out here. You get some amazing views of the mountains.
Kathmandu Dubar Square is another nice spot. Similar to Patan Dubar Square, there were signs of on-going reconstruction The market nearby was insanely packed but what would I expect? I tried on some Nepali clothes but ended up not buying any because Saroj couldn’t negotiate with the store. I SHALL BE BACK FOR MY NEPALI DRESS!
I was extremely lucky to have been well-fed and showered with utmost care and hospitality. Thank you for one week of wisdom, love and peace. See you again!
♥ Làm cái quái gì ở Nepal?
Không đi Pokhara, không leo núi Himalayas, mình tham gia một khoá yoga ngắn ngủi mà đáng nhớ.
*Bài viết này xin dành cho những con người Nepal tuyệt vời mà mình đã may mắn gặp được: Gia đình Maharjan, Madan & Kylie Thakuri, gia đình Ramtel và gia đình Khanal.*
Một năm sau động đất kinh hoàng 2015, Nepal vẫn đang từ từ hồi phục: nhà đổ nát dần được xây lại, gia đình vẫn ở trong những túp lều kim loại tạm bợ. Người Nepal thiếu thốn nhiều thứ: nước sạch, điện, gas, vv. nhưng chắc chắn là không thiếu sự lạc quan. “6 người sống trong một cái chòi nhỏ với nhiều hộ gia đình khác lúc hè nóng bức chắc là rất cực khổ,” mình hỏi. “Cực thì cực nhưng miễn là gia đình còn có nhau.”, bạn này trả lời. Và người Nepal càng không thiếu lòng tốt. Nepal với mình là nơi mà người ta cho thật nhiều dù có thật ít, là nơi mà dù ngoài phố đông nghịt nhưng trong tâm vẫn thấy bình an.
ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN: Mình đến sân bay quốc tế Tribhuwan ở thủ đô Kathmandu lúc 11h đêm giờ địa phương, trả 25 đô la Mỹ cho visa 2 tuần (Phí thị thực một lần nhập cảnh 15/30/90 ngày là 25/40/100 đô la Mỹ). Thủ tục nhập cảnh nhìn chung khá đơn giản. Sân bay này là một trong những sân bay quốc tế nhỏ nhất mình đến, nhưng chỉ cần bước ra khỏi sân bay, mình cảm nhận được một cái gì đó rất đặc biệt.
Mình đón taxi đi Thamel, phố “Tây” của Kathmandu, để kiếm chỗ ngủ một đêm. Madan (Khanal), một anh hướng dẫn viên nọ đi chung (chắc là có chia chác với taxi). Lúc này sắp có trân tứ kết Euro giữa Đức và Ý lúc 12:45 sáng. Kế hoạch tìm một chỗ có màn hình lớn để xem có vẻ không khả thi mấy vì trong thành phố điện áp không ổn định (!). Vậy là Madan và anh trai cho mình một vé xem tại gia vì nhà anh và chị dâu có một cái TV nhỏ xíu xinh xinh đủ xài. Căn hộ gia đình Madan và anh trai ở bé tẹo teo, nhất là còn có thêm hai con nhỏ. Hai bé gái ngủ say như chết, không đoái hoài gì tới mọi người đang coi đá banh ồn ào ra sao. Trong nhà còn có nhiều gián bò lổm nhổm nhưng mọi người có vẻ không bận tâm.
Vì Madan và anh trai làm trong ngành du lịch nên nói được nhiều ngoại ngữ, tụi mình có một buổi trao đổi văn hoá nho nhỏ bằng tiếng Anh, Hoa và Tây Ban Nha. Mình cũng lõm bõm học được mấy câu từ tiếng Nepali đơn giản. Gia đình Madan cho mình ăn cơm với cà-ri gà. Tất nhiên là mình cũng ham hố thử dùng tay phải bốc đồ ăn như mọi người nhưng mà thất bại thảm hại. Còn trận đấu bị gián đoạn vì cúp điện. Lúc có điện lại thì Đức đã dẫn trước 1:0. Mình xem được Ý cân bằng tỷ số trận đấu bằng một quả penalty. Thiệt là một đêm thú vị dù chẳng ngủ được bao nhiêu.
HỌC YOGA: Trường yoga nằm xa lắc xa lơ ở lưng chừng đồi nên nếu mà đi một mình thì chắc chắn sẽ lạc, nhất là thời điểm mình tới đang là mùa mưa. Trời mưa thì mặc trời mưa và đường xa thì mặc đường xa. Mình biết thời tiết sẽ không đẹp nhưng kệ vậy. Chỉ là mình không biết khoá yoga này mang lại nhiều ý nghĩa biết bao nhiêu!
Chương trình “tẩy ruột” có tên loằng ngoằng là Shankhaprakshalana (shankha có nghĩa là con sò, ý nói cái ruột hình thù loăn xoăn giống vậy, và prakshalana là làm sạch). Nói chung là tống các chất thải từ cơ thể ra ngoài. Mình biết đến chương trình ngày từ www.bookyogaretreats.com. Nhấn vào link để có đầy đủ chi tiết về chương trình. Chương trình bao trọn gói nên không bận tâm thêm khoản ngủ ở đâu và ăn gì. Mà trong suốt nguyên tuần ở đây mình cũng không tốn thêm xu nào. Đơn giản là không thấy thiếu gì cả.
Ở đây mình gặp được ba thầy yoga: Bhakta, Madan và Kylie còn trẻ nhưng rất có tâm huyết. Họ khai sáng và giúp mình nhận ra nhiều ý nghĩa từ yoga. Rằng các động tác yoga chỉ là một phần nhỏ của yoga. Ai cũng tập được các động tác này nhưng không phải ai cũng là yogi. Mình thường nghe các bạn tập yoga hay than thở vì không tập được thế này thế kia hay các bạn tập hơi lâu rồi thì thích khoe mẽ mình “uốn éo” ra sao. Đúng là về thể chất yoga giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể nhưng nếu như vậy thôi thì chưa đủ. Yoga là sự rèn luyện không chỉ của cơ thể mà còn của nội lực và tinh thần nữa.
Vì là tháng mưa (tháng 7), trường yoga đúng ra đóng cửa nhưng do mình yêu cầu, họ cũng vui lòng đón nhận. Mình thành ra là học sinh duy nhất. Vậy cũng có cái hay, mình có nhiều thời gian học tập & trò chuyện vô cùng giá trị với các giảng viên. Sự am hiểu và cái nhìn của họ về cuộc sống vẫn còn hằn rõ trong tâm trí mình. Suốt thời gian ở đây mình không dùng thiết bị điện tử chi hết, không điện thoại không máy tính, chỉ thỉnh thoảng dùng máy chụp hình. Sống vậy thấy khoẻ hơn.
Nhiều người có thể thấy chán và phí nhưng thật sự khoá yoga này là tất cả những gì mình cần lúc đó. Mình học được nhiều phương pháp thở và thiền trước đây mình không biết. Mình sống chậm hơn. Bao nhiêu xì-trét vừa mới đây chẳng thấy có nghĩa lý gì nữa khi mà mình có thời gian cho bản thân để nhìn lại và trân trọng cuộc sống. Mỗi ngày mình đểu cố viết vài chữ để ghi nhận lại những thứ học được. Nhưng thật là khó vì có những thay đổi đến từ bên trong mình không lý giải được.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG “CƯỠI NGỰA XEM HOA”: Mình đến Đền Khỉ Swayambhu, là đền phật giáo rất đẹp. Mà đúng như tên gọi, ở đây có rất nhiều khỉ. Đi xe “buýt” công cộng tới được đây là một thách thức không nhỏ nhưng mình cũng ca thán làm gì vì giá siêu rẻ. Lúc này nắng nóng nên leo bộ lên tới đỉnh thiệt là đuối nhưng được nhìn thành phố từ phía trên cao cũng đáng.
Nhiều đền ở Quảng trường Patan bị tàn phá bởi động đất nhưng vẫn là nơi rất tuyệt vời. Chỗ này nhất định phải tới.
Pashupatinath Holy Hindu thì khá độc đáo. Mình phấn khích vì được vào đền Hindu thiêng mà đúng ra người nước ngoài không được vào. Vì nhìn cái mặt mình không khác gì người bản xứ. Ông Maharjan (bố của Bhakta) và Saroj chắn lưng cho mình để mình không bị lộ. Lúc ở đây mình còn được chứng kiến hai nghi lễ đám ma.
Boudhanath thì đang được tu sửa lúc mình đến. Ở đây có mấy quán cà phê, nhà hàng sân thượng khá ấn tượng. Ngồi trên này nhìn xa xa ra núi tuyết đẹp hết ý.
Quảng trường Kathmandu cũng là một chỗ rất thú vị. Cũng giống như Quảng trường Patan, ở đây có rất nhiều các hoạt động trùng tu đang diễn ra. Chợ Kathmandu gần đó thì siêu đông đúc nhưng cũng là điều dễ hiểu. Mình thử mặc đồ truyền thống Nepal nhưng cuối cùng lại không mua được vì Saroj mặc cả không xong và thấy mình bị ép giá. Hic hic NHẤT ĐỊNH PHẢI QUAY LẠI ĐỂ LUM CÁI ÁO DÀI NEPAL MỚI ĐƯỢC!
Tự thấy mình quá may mắn vì được chăm sóc chu đáo bởi sự chân thành và mến khách của người dân nơi đây. Xin cám ơn một tuần ngắn ngủi mà đầy tình yêu thương, tri thức và sự bình an. Hẹn sớm gặp lại!
[…] to Kathmandu, Nepal, I had a 21-hour layover in Kuala Lumpur, Malaysia which might seem a bit too long but it turned […]
[…] quá! Em nghĩ là Nepal. Em đi cách đây ba năm sau khi thực tập năm tháng ở Ấn Độ. Tới giờ vẫn […]
Thanks for sharing your experience.
Thanks for sharing such an informative post with us.