
[Tiếng Việt bên dưới]
Helping to connect EU businesses to Vietnam for a living, I frequently get asked, “Why Vietnam?”, “What makes your country different?” or “Why not other Southeast Asian countries?”. If you ask an average person, you might hear repeatedly the same old complaints about Vietnam: traffic, pollution, bureaucracy, corruption, etc. and I wouldn’t defend any of that. Vietnam has so much to work on and that would be for another post. Here’s my answer to why Vietnam might be what you’re looking for.
Living in Vietnam

Vietnam has more than just rice fields and coffee plantations.
There are many weird stuffs in Vietnam like the things we carry on the back of our scooters that even I often get amuzed (amazed and amused). But there are a million other convenient things that are so regularly unappreciated.
I’m not proud of our inflation (which, by the way, has been sort of in better control the past year) or our weak exchange rate to foreign currency. However, if you spend your money right, you get big bang for your bucks here. With VND 10,000 (a bit less than USD 50 cents), you can get a small glass of freshly-squeezed orange juice by street vendors, a fresh cut-open coconut, a basic milk coffee or a Vietnamese baguette with pate. Double that you can get a plate of pork-chop over rice, triple that you can have a hair-wash at a proper hairdresser, and quadruple that you get one month of unlimited 3G. And I’m talking about Saigon – the most developed and most populated city of the country; things could be even cheaper elsewhere.
If you crave for a getaway, Vietnam has everything to offer: mountains, rain forests, rivers, highlands, valleys, rice paddies, bays, islands, and more. Vietnam doesn’t discriminate if you’re a beach person or a mountain lover. You have diversity here!
And the food, man! (No not all Vietnamese eat dog, I own a puppy.) I know many people get defensive and bragging about their national cuisines, I’m not an exception. Regardless, if you know Vietnamese food at all you know I’m not entirely exaggerating. The variety we have and its values will pleasantly surprise you. A typical Vietnamese dish usually combines a standard nutrition pyramid (carbs, protein & veggies) and is always full of flavors and textures. We have a lot more to offer other than the usual phở, spring rolls and sandwiches (bánh mì)… even I learn new things about Vietnamese food almost everyday.
(I recently discovered this beautiful well-written blog called Vietnam Coracle – Independent Travel Guide to Vietnam www.vietnamcoracle.com for those who are curious about traveling, living & eating in Vietnam. Tom – the blog author – has agreed to let me link his info to this post.)
Doing business in Vietnam
Geographically speaking, can we all honestly agree that Vietnam is right in the center of Southeast Asia? The country is located pretty darn strategically in the region with a long coastline of 3,200km. That’s probably why we have about 266 seaports (how are we not a logistics hub already?!).

Vietnam & ASEAN
In terms of economy, Vietnam is doing quite impressive, even in the context of the global recession when many of the neighboring countries – especially China – have experienced economic slowdowns. GPD growth of 2015 still hit 6.7%, jumped from 6% of 2014 (GDP growth of the EU rarely hits 2%). Recent years have also marked tremendous economic integration through a number of free trade agreements (FTA), such as: Vietnam – Japan Economic Partnership, Trans-Pacific Partnership (TPP), Vietnam – Korea FTA, the newly concluded Vietnam – EU FTA, and other ASEAN Free Trade Agreements with China, India, Australia and New Zealand, etc. These trade agreements are not exactly “free” but they bring many im/ex tariff to 0%. The whole point of talking about these is that Vietnam is opening up to the world.
Vietnam seems small, you might say. Well, if you’re doing right, you’ll be serving a market of 90 million people in population. Although the country is still predominantly rural, urbanization is expanding and promising to reach 43% of the total population by 2030, when the middle class is also forecasted to double in size. Vietnamese labor force is strong (53 million people) which possibly explain the low labor cost (minimum wage as of 2016 is between USD 100 – 155 per month). In terms of foreign investing, this is mad competitive in comparison to other ASEAN countries and the manufacturing hub – China.
Foreigners can even own properties in Vietnam now, obtain 100% share in publicly trade companies and be treated almost equally to local Vietnamese investors. Almost. I don’t know enough about other ASEAN countries to compare but this is a remarkable progress considered how restricted foreign investment was just a few years back.
Vietnam is at the stage where it’s not yet fully developed that everything gets saturated but developing enough for new ideas to grow. You. Vietnamese. Foreigners. Everyone is given a fair chance here. If you don’t find it, you haven’t looked hard enough.
Virgin names Saigon as one of the World’s best start-up hubs
Politics
Alright, this is always gonna be controversial regardless of how “objective” one tries to be and it’s varied from case to case. But let me tell you, living in Vietnam I don’t have to worry about getting exploded from suicidal bombings. College students don’t have to worry about getting shot by a random psycho. My LGBT friends don’t have to worry about being massacred by semi-automatic guns. We don’t fight over which religion is “better”. Boys and girls are given the same opportunity to go to school. Women are taking chances to run businesses. Here are a few things that we might take for granted but in reality not every country has these privileges. Alright, I agree that nowhere is perfectly safe and things could become ugly who knows when. What I’m trying to say is as of now and tracked record of recent history, Vietnam has been politically stable for traveling, living and doing business.
Here’s my take on my motherland, perhaps biased, perhaps not at all. There could be an extension for this post because a few lines don’t justify what Vietnam has to offer. I am aware of the ugly sides of it. We’ve got tons. But why focusing on the bad’s when you have so many of the good’s to appreciate and cherish?
♥Tại sao là Việt Nam?
Làm xúc tiến thương mại châu Âu – Việt Nam vì miếng cơm manh áo, mình hay “bị” hỏi, “Tại sao là Việt Nam?”, “Vì lẽ gì khác biệt?” hoặc “Tại sao không phải là những nước Đông Nam Á khác?”. Nếu hỏi một người bình thường, có thể bạn sẽ được rỉ rả những lời chê bai: giao thông, ô nhiễm, quan liêu, tham nhũng, vv. Ừ thì mình cũng không có gì để biện minh những cái này. Việt Nam còn rất nhiều thứ cần làm để phát triển và đó là một câu chuyện khác rồi. Hôm nay ở đây mình chỉ muốn trình bày một số phương diện tích cực tại sao Việt Nam đáng để bạn quan tâm.
Sinh sống ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều chuyện chẳng giống ai điển hình một tỷ thứ người ta chở sau xe gắn máy mà chính mình ở đây còn ngạc nhiên và không nhịn cười được. Nhưng cũng có một tỷ thứ hay ho khác mà lắm lúc mình không biết quý trọng.
Lạm phát thì chẳng có gì đáng để tự hào (tiện thể nói luôn là năm vừa rồi lạm phát Việt Nam có chút tiến bộ), cũng như đồng Việt Nam mất giá ra sao so với ngoại tệ. Nhưng nếu chi tiêu đúng, bạn mua được nhiều thứ giá bèo ở đây. 10K (50cent) mua được ly cam vắt ngoài đường, một trái dừa tươi, một ly cà phê sữa hay một ổ bánh mỳ pate. Gấp đôi số tiền này là có được dĩa cơm sườn, gấp ba là đi gội đầu được ở tiệm và gấp bốn thì trả được một tháng 3G không giới hạn dung lượng. Đây là mình đang nói về Sài Gòn – là thành phố phát triển và đông dân nhất; ngoài tỉnh còn có thể rẻ hơn.
Nếu muốn ngao du đâu đó, Việt Nam có tất tần tật những gì bạn cần: núi, rừng, sông, cao nguyên, thung lũng, ruộng lúa, vịnh, đảo các thể loại. Không cần biết bạn thích biển cả hay núi non, nói chung là Việt Nam đa dạng địa lý.
Còn đồ ăn nữa chứ! (Không phải người Việt nào cũng ăn thịt cầy, nhà mình có nuôi chó.) Mình biết nhiều người rất tự hào và thích khoe khoang ẩm thực quốc gia của họ, mình cũng không phải ngoại lệ. Nói đi cũng phải nói lại, nếu bạn đã nếm qua món Việt, bạn sẽ thấy mình cũng không phải quá lời. Sự đa dạng của món Việt chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Một món ăn điển hình thường kết hợp nhiều cung bậc của tháp dinh dưỡng (tinh bột, đạm và rau) và phong phú về hương vị. Đồ ăn Việt không chỉ đơn thuần là phở, gỏi cuốn và bánh mì… thậm chí bản thân mình vẫn học được nhiều mới lại từ ẩm thực nước nhà gần như mỗi ngày.
(Gần đây mình khám phá được một cái blog siêu đẹp siêu hay có tên Vietnam Coracle – Independent Travel Guide to Vietnam www.vietnamcoracle.com (viết bằng tiếng Anh) cho những ai hiếu kỳ về du lịch, sinh hoạt và ăn uống ở Việt Nam. Anh Tom là tác giả blog này đã cho phép mình dẫn link, xin chia sẻ cho những ai có hứng thú.)
Làm ăn ở Việt Nam
Nói về địa lý, chắc mọi người phải thừa nhận Việt Nam nằm ngay giữa lòng Đông Nam Á rồi hen. Vị trí như vậy quá ư là chiến lược, còn thêm đường duyên hải 3,200km nữa chứ. Có lẽ vì vậy mà Việt Nam có đến 266 bến tàu (sao mà lận đận mãi vẫn chưa phải là trung tâm trung chuyển thế giới?!).
Về kinh tế, Việt Nam cũng đang có những bước tiến khá ấn tượng, trong bối cảnh kinh tế toàn suy thoái và nhiều nước láng giềng – nhất là Trung Quốc – đang có dấu hiệu chựng lại. Tăng trưởng GDP năm 2015 vẫn đạt 6.7%, từ 6% của năm 2014 (tăng trưởng GDP của khối Liên Minh Châu Âu hiếm khi vượt 2%). Những năm gần đây còn đánh dấu nhiều sự kiện hội nhập kinh tế lớn qua các Hiệp định thương mại tự do, điển hình như: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương Mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu vừa hoàn tất đàm phán, và các Hiệp định Thương mại khác giữa ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và Tân Tây Lan (New Zealand). Những hiệp đinh thương mại tự do này không quá “tự do” (về tài chính, kinh tế & chính trị) nhưng nhiều thuế quan xuất nhập khẩu sẽ xuống mức 0%. Nói dài dòng về hiệp định thương mại cũng chỉ muốn chứng minh Việt Nam đang mở cửa thương mại với thế giới.
Việt Nam có vẻ nhỏ, bạn nghĩ. Thật ra nếu làm đúng, bạn có thể tấn công thị trường của 90 triệu dân. Dù nông thôn vẫn chiếm đa số, đô thị hoá đang gia tăng không ngừng và hứa hẹn sẽ đạt dến 43% dân số năm 2030, khi mà tầng lớp trung lưu dự kiến tăng gấp đôi hiện tại. Dân số lao động của Việt Nam cao (53 triệu người), lương thấp (mức lương tối thiểu năm 2016 chỉ đạt 100-155 Đô la Mỹ / tháng). Ở góc độ kêu gọi đầu tư nước ngoài, đây là một lợi thế rất lớn so với các nước Đông Nam Á khác và Trung Quốc – cường quốc sản xuất.
Người nước ngoài giờ được có quyền sở hữu tài sản ở Việt Nam, có quyền nắm giữ 100% cổ tức của một công ty và được đối xử tương đương như những nhà đầu tư Việt. Tương đương thôi. Mình không biết các nước Đông Nam Á khác thế nào để so chứ đây coi như là bước tiến lớn vì chỉ một vài năm trước nhà nước vẫn rất siết luật thương mại.
Việt Nam đang ở một ngưỡng cửa chưa hẳn phát triển và mọi hoạt động trở nên bão hoà, mà đủ phát triển để hỗ trợ cho những sáng kiến mới, dự án mới. Bạn. Người Việt. Người nước ngoài. Ai cũng có cơ hội, nếu không tìm thấy, đó là bạn tìm chưa đủ.
Chính trị
Đây luôn là chủ đề gây tranh cãi dù ý kiến có vẻ khách quan tới đâu và không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Nhưng bạn biết sao không, sống ở Việt Nam mình không phải lo khủng bố từ đánh bom cảm tử. Sinh viên không phải lo lạc đạn vì một thành phần tâm thần cá biệt nào đấy. Cộng đồng LGBT không phải lo bị thảm sát vì súng máy. Tôn giáo ở Việt Nam không đánh nhau vì nghĩ mình “chính thống hơn”. Trẻ em trai và gái đều có cơ hội đến trường, còn phụ nữ thì ngày càng khẳng định mình trên thương trường. Đây là một số điều mọi người thường hay quên và không biết trân trọng, sự thật thì không phải quốc gia nào cũng có được những quyền lợi này. Ừ thì mình đồng ý là chằng có nơi nào tuyệt đối an toàn và ai biết lúc nào thì Việt Nam không còn có thể “vênh mặt” về những điều vừa nêu. Mình chỉ muốn nói là trong lịch sử đương đại và hiện tại, chính trị Việt Nam nhìn chung ổn định, là điểm đến an toàn để du lịch, sinh sống và làm ăn.
Đôi lời về đất mẹ, có thể sặc mùi thiên vị, hoặc là không. Bài viết này chưa dừng lại ở đây vì vài dòng không nói lên được hết những gì Việt Nam mang đến. Tất nhiên mình biết cả những mặt xấu nữa. Một tỷ điều luôn. Nhưng mà sao cứ chằm chằm vào toàn cái xấu xa trong khi bao thứ tốt đẹp thế kia mình không trân trọng và phát huy?

“I got 5 on my scooter, what’s your record?”
[…] Why Vietnam? […]